Thiên tài giữa chúng ta: Câu chuyện buồn của William James Sidis

William James Sidis
 William James Sidis (1898 - 1944)
Boris và Sarah Sidis là hai người Nga gốc Do thái cực kỳ thông minh. Họ buộc phải rời bỏ quê nhà để đến thành phố New York (Mỹ) do bị đàn áp về tôn giáo và chính trị. Boris là một nhà tâm lý học ông nổi tiếng từ rất sớm (cuộc đời ông cũng có nhiều tai tiếng) nhờ những thành tựu trong thôi miên cũng như các nghiên cứu về bệnh rối loạn tâm thần. Boris còn là một giáo sư tâm lý tại đại học Havard. Sarah là một bác sỹ, bà là người phụ nữ đầu tiên trong thời đại của mình có được bằng bác sĩ. Cặp đôi này cực kỳ thành công trong sự nghiệp và họ muốn có một đứa con. Ngày 1 tháng 4 năm 1898, Sarah sinh con trai đầu lòng và đặt tên là William James Sidis.


Chỉ riêng gen của Boris hay Sarah thôi cũng đủ để tạo nên một đứa trẻ cực kỳ thông mình rồi, nhưng "thông minh" thôi là không đủ với cặp đôi này. Họ muốn một thiên tài.
Boris Sidis
Boris Sidis - Cha của William

Việc giáo giục của William bắt đầu ngay từ khi cậu chỉ mới góp mặt được vài ngày trên trái đất này. Sarah đã từ bỏ sự nghiệp bác sĩ để dành trọn thời gian ở nhà dạy dỗ cậu con trai. Họ sử dụng tiền tiết kiệm của gia đình để mua sách, dụng cụ học tập và bất cứ thứ gì cần thiết để khuyến khích con trai. Tận dụng những kỹ thuật tâm lý sáng tạo của Boris, William đã được dạy để nhận biết và phát âm những chữ cái trong bảng chữ cái chỉ trong vài tháng. Cậu bé đã bập bõm được từ "cửa" (door) sau sáu tháng đầu đời, vài tháng tiếp theo vốn từ vừng của cậu tăng lên gấp đôi bằng việc nói thêm được từ "trăng" (moon). William cũng đủ khéo léo để tự dùng muỗng cho mỗi bữa ăn từ tháng thứ tám điều mà không phải đứa trẻ nào cũng làm được.

Boris và Sarah rất tự hào về cậu con trai, nhưng vui hơn cả là họ biết những kỹ thuật mà Boris đang sử dụng để nuôi dạy con trai là có hiệu quả, họ liên tục xuất bản những bài báo để cho mọi người thấy được sự thành công của họ. Năm hai tuổi William đã đọc tờ New York Times và tự viết được một bức thư từ chiếc máy đánh chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp (cậu viết cho một mục trên báo để tìm hiểu về những món đồ chơi).

Cậu không có tuổi thơ như những đứa trẻ bình thường. Ở tuổi thứ 7 cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra), và theo học một chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông. Cha mẹ cậu có kỳ vọng rất lớn, họ muốn cả thế giới biết rằng con trai của họ là ai và những công lao của họ trong việc đó.

Năm 9 tuổi William tham gia phát biểu tại một hội nghị nghiên cứu không gian ở đại học Harvard. Cậu đã được nhận vào Harard nhưng nhà trường chưa cho phép cậu nhập học với lý do vóc dáng cơ thể của cậu "chưa phù hợp" để đủ điều kiện học đại học. Tuy vậy cha mẹ cậu bé đã nhận ra cơ hội này nên mở nhiều cuộc tiếp xúc với giới truyền thông, cái tên William nhanh chóng trở thành tiêu đề chính cho các bài báo của tờ New York Times. Điều này đã khiến William trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy chưa được Havard cho phép vào học, cậu  được đại học Tufts nhận, nơi cậu dành phần lớn thời gian để sửa lỗi trong các cuốn sách về toán học, nghiên cứu các học thuyết của Einstein để tìm ra những lỗi có thể có. Cũng trong khoảng thời gian này William phát hiện ra mình có khả năng tính ra tất cả các ngày trong tuần của bất cứ hôm nào trong quá khứ hoặc tương lai, và cậu đã viết được 4 cuốn sách.

Trước sự thúc ép từ phía cha mẹ William cuối cùng trường Havard đã chấp nhận cậu vào học như một sinh viên chính thức ở tuổi 11. William James Sidis trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất của một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới. Vào một buổi chiều lạnh giá tháng một năm 1910, trước hàng tăm giáo sư và sinh viên toán học cao cấp tại giảng đường đại học Havard, William - 11 tuổi, có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng. Cậu nói nhỏ nhẹ và có phần e thẹn và bối rối khi thi thoảng nghe thấy tiếng cười từ phía dưới khán phòng. Tuy nhiên bài thuyết trình về không gian 4 chiều (Four-Dimensional) của cậu khiến tất cả phải bàng hoàng. Sau buổi nói chuyện này, giáo sư của đại học MIT khi đó ông Daniel Comstock đã nói với cánh phóng viên rằng Sidis sẽ trở thành nhà toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Và trong một thời gian ngắn sau đó câu truyện về William đã trở thành tin tức quốc gia.

William tốt nghiệp loại giỏi ở tuổi 16, lúc này cậu đã trưởng thành hơn về mặt nội tâm, đủ để chống lại những áp lực từ sự nổi tiếng. Mặc dù vậy quãng thời gian đại học không phải là một điều gì đó vui vẻ với cá nhân cậu. Trong cuốn sách về cuộc đời William "The Prodigy: A Biography of William James Sidis, America's Greatest Child Prodigy" của tác giả Amy Wallace cho biết, William từng thú nhận với một sinh viên cùng trường (có tuổi đời gấp đôi cậu) rằng cậu chưa từng hôn một cô gái. William đã phải trả giá bằng sự trêu trọc và bị làm bẽ mặt bởi sự trung thực này. Tại lễ tốt nghiệp, cậu đã nói với  phóng viên rằng: "Tôi muốn sống cuộc sống hoàn hảo. Chỉ có một cách để sống cuộc sống hoàn hảo đó là sống trong sự tách biệt. Tôi luôn luôn gét đám đông". Cũng từ đây William bắt đầu một triết lý sống cực kỳ khắt khe, cậu từ chối quan hệ (sex), nghệ thuật, âm nhạc và bất cứ thứ gì khác khiến cậu bị sao lãng trên con đường theo đuổi kiến thức thuần túy.

Sau khi tốt nghiệp William dạy toán học tại đại học Rice ở Houston nhưng bởi tuổi tác (quá trẻ - 16 tuổi) cũng như sự nổi tiếng của cậu gây sao nhãng cho các sinh viên tại trường và cho chính bản thân, ông đã rời đi chỉ sau một thời gian ngắn. William quay lại đại học Havard tại Boston để theo đuổi một khóa học luật, nhưng bỏ dở giữa chừng vì nhận ra luật không phải là thứ dành cho mình. Vào năm 1919 William lại một lần nữa trở thành chủ đề bàn tán của công chúng do bị bắt khi tham gia cuộc diễu hành chống chiến tranh tại Boston, cuộc biểu tình này đã leo thang trở thành một cuộc bạo động. Ông bị tống vào tù và trong nhà tù này William đã gặp tình yêu đầu tiên và duy nhất của đời mình Martha Foley - một nhà hoạt động xã hội người Ireland. Mối quan hệ của họ tương đối phức tạp chủ yếu là do quan niệm của William rằng tình yêu, nghệ thuật, tình dục là đại diện cho một cuộc sống  "không hoàn hảo".

Khi ra tòa ông tuyên bố rằng mình không tin vào Chúa, ông ngưỡng mộ một chính phủ theo hình thái chủ nghĩa xã hội, nhiều vấn đề của thế giới là do chủ nghĩa tư bản gây nên. Ông bị tuyên án 18 tháng tù giam. Tuy nhiên nhờ sự ảnh hường của cha mẹ mà ông đã thoát được án tù này. Dẫu vậy "tự do" đúng nghĩa không đến với William, cha mẹ đã ép ông phải đến ở ngôi nhà nghỉ mùa hè của gia đình tại California trong vòng một năm. Bất mãn và chán nản, ông đã di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, làm từ công việc này đến công việc khác, ông cũng thường xuyên đổi tên nhằm tránh sự nhòm ngó của công chúng cũng như cha mẹ mình. Trong khoảng thời gian này, người ta tin rằng ông đã viết một số lượng sách đáng kể dưới nhiều bút danh khác nhau (trong đó có những cuốn thực sự... rất tệ), ông còn viết khoảng 120 trang về lịch sử nước Mỹ và một cuốn sách có nhan đề "“Notes on the Collection of Streetcar Transfers”- nội dung nói về... sở thích sưu tầm vé xe điện của chính ông! Cuốn sách này được một nhà phê bình mô tả ngắn gọn là "cuốn sách tẻ nhạt nhất từng được viết ra!". Trong một cuốn sách khác của mình ông đã đưa ra một lý thuyết mà sau này được biết đến rộng rãi với cái tên "lý thuyết lỗ đen" (“the black hole theory”). Ông cũng từng ám chỉ để sự tồn tại của vật chất tối, điều mà phải khá lâu sau này mới được chứng minh bằng thực nghiệm. Ông liên tục học những ngôn ngữ mới và thành thạo chúng một cách dễ dàng.

Cuộc sống ẩn dật hoàn toàn phù hợp với tính cách của ông. Tất cả những gì ông cần chỉ là bản thân mình, tài năng của mình và cuộc sống chỉ có một mình. Nhưng...
 William James Sidis
Bài báo April Fool năm 1937
Vào năm 1924, ông gần như không còn liên lạc gì với cha mẹ và những người thực sự quan tâm đến ông, nhưng cánh báo chí không chịu buông tha. Có thể nói phần lớn quãng thời gian trong tuổi trưởng thành của ông là để tránh mặt công chúng, tránh mặt báo chí có điều ông đã thất bại trong việc này. Một loạt các bài viết được xuất bản mô tả những thú vui trần tục và cuộc sống "vô tích sự" so với những khả năng thiên tài  của William Sidis. Vừa xấu hổ vừa đau khổ ông càng thu mình vào bóng tối sâu hơn nữa. Nhưng công chúng thì không chịu hiểu, họ vẫn say mê những tài năng thiên tài của cựu thần đồng và họ không thể hiểu tại sao ông lại lãng phí nó theo cái cách mà họ nhìn nhận. Năm 1937 tờ The New Yorker đã đăng một bài viết với tiêu đề "April fool!" trong đó một tả sự sụp đổ của William bằng những lời lẽ nhạo báng và rất cay nghiệt. (Tiêu đề bài báo hàm ý rằng mọi chuyện của William đơn giản chỉ là một trò lừa, ông thực sự không phải là thiên tài). Câu chuyện được bắt đầu khi tòa báo cử một nữ phóng viên tiếp cận là làm bạn với William. Trong bài báo, cô này viết rằng William như một đứa trẻ con, trong đó còn có một câu chuyện rằng William đã bật khóc ngay tại chỗ làm khi bị giao quá nhiều công việc. Ông đã kiện tờ The New Yorker vì tội phỉ báng lên tòa án tối cao, ông thắng kiện nhưng phải mất 7 năm sau đó. Những tổn hại từ sự việc này để lại là quá lớn, ông đã gần như khánh kiệt vì vụ kiện. William James Sidis với xuất phát điểm là một cậu bé thần đồng nhưng có một sự thật là cậu sẽ không bao giờ trở thành người mà mọi người mong muốn cậu trở thành.

Vào một ngày mùa hè tháng 7 năm 1944, bà chủ nhà trọ của William tìm thấy ông bất tỉnh trong căn hộ nhỏ của mình tại Boston. Ông bị một cơn đột quỵ, cái chết đến với ông ở tuổi 46. Người ta tìm thấy trong ví ông một bức ảnh của Martha Foley ( lúc này đã kết hôn với một người khác) và một vài xu lẻ.

Những người từng quen biết ông sau này kể lại rằng sự thông minh là điểu cực kỳ nổi bật ở William, ông thành thạo hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới (bao gồm 1 ngôn ngữ do mình tự sáng tạo) nhưng những đóng góp hữu hình của ông cho xã hội thực sự là quá ít so với tài năng của mình. Một vài giả thiết cho rằng cha mẹ ông đã thúc đẩy ông một cách quá khắc nghiệt khi còn quá nhỏ - thúc ép ông phải thực hiện và tiếp nhận quá nhiều thông tin với bộ óc của một cậu bé - và một phần lỗi thuộc về báo chí khi đã đẩy ông vào tình thế bị cô lập. Có nhiều bằng chứng cho thấy William rất ủng hộ học thuyết "bộ lạc Okamakammesset", về cơ bản học thuyết này cho rằng giá trị của một người không thể đo lường bằng những đóng góp hữu hình cho xã hội. Triết lý sống của ông lại đi ngược lại với phần đông mọi người trong xã hội, điều này có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch cuộc đời William.

Các nhà khoa học ước tính rằng chỉ số thông minh (IQ) của ông vào khoảng 300, trong khi chỉ số trung bình là 100, còn ngưỡng thiên tài là khoảng 140. Mặc dù những di sản mà ông để lại cho thế hệ sau thực sự không quá ấn tượng nhưng có thể khẳng định rằng ông là một con người có tiềm năng to lớn nhất mà nhân loại từng sản sinh ra. Khó có thể tưởng tượng được ông có thể làm gì với toán học và khoa học nếu tài năng của ông không bị phí hoài.

Bài viết được logictrochoi dịch và biên tập từ damninterestingtodayifoundout

7/

Mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của các bạn để logictrochoi ngày một hoàn thiện.

» Càng nhiều bình luận càng nhiều bài viết mới.

» Nếu phát hiện có vấn đề gì về câu đố hoặc blog xin hãy góp ý.

» Khuyến khích viết Tiếng Việt có dấu!

» Tạo chữ <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

  1. Đời là vậy đấy " Chữ tài đi với chữ tai một vần"

    Trả lờiXóa
  2. Thật đáng tiếc cho một thiên tài hiếm hoi như thế.
    ------------------------------------------------
    Jetstar khuyến mãi: Ba tiếng mỗi ngày – Thỏa ước mơ bay! với giá vé chỉ từ 11.000đ tất cả các ngày trong tuần. Chương trình áp dụng cho các đường bay nội địa và quốc tế.

    Xem thêm về Jetstar: Giá vé máy bay Jetstar | Săn vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn | Đặt vé Jetstar giá rẻ

    Trả lờiXóa
  3. Thành thạo hơn 40 ngôn ngữ trên thế giới, hãi thật đấy, nói thật chứ mình không tin ông này thành thạo được kiểu ngôn ngữ như Việt Nam. Nói một câu hiểu cả một đống nghĩa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn hiểu được thì sao người ta ko thể

      Xóa
    2. bạn hiểu được thì sao người ta ko thể

      Xóa
  4. Kinh khiếp, IQ 300 thì cao nhất thế giới từ trước đến nay rồi còn gì nữa. Mình chỉ ước được 120 thôi, hehe nhưng mà nói vui vậy chứ 120 thì gần làm thiên tài được rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Tài lắm, thông minh lắm thì cũng không tốt đâu các bạn à. Người thông minh thường có suy nghĩ rất phức tạp và thường cô đơn vì ít người hiểu và làm bạn được với họ. Vậy mới nói cái gì cũng vừa phải thôi chứ cái gì mà quá lắm thì cũng không tốt, thông minh cũng như vậy.

    PS: Dành cho bạn nào cần tham khảo thông tin may balo túi xách: http://balotuixachsaigon.com

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của các bạn để logictrochoi ngày một hoàn thiện.

» Càng nhiều bình luận càng nhiều bài viết mới.

» Nếu phát hiện có vấn đề gì về câu đố hoặc blog xin hãy góp ý.

» Khuyến khích viết Tiếng Việt có dấu!

» Tạo chữ <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Mới hơn Cũ hơn