Cuộc gặp gỡ định mệnh

Vụ án trong căn biệt thự
Tuấn là một doanh nhân thành công. Anh thường lui tới căn biệt thự ở ngoại thành vào cuối mỗi tuần để thư giãn cũng như làm các công việc cá nhân. Tuy nhiên hôm nay đã là thứ 3, bạn bè và người thân đều không liên lạc được với anh. Khi em trai Tuấn tới căn biệt thự để kiểm tra thì phát hiện anh mình đang nằm trên vũng máu. Cảnh sát nhanh chóng tới hiện trường và họ đã tìm ra được một vài manh mối. Bằng công tác nghiệp vụ cảnh sát xác định rằng có ba người khách là: Tuấn Anh, Bình và Cương đã tới căn biệt thự này trong dịp cuối tuần qua và hung thủ là một trong số họ.

1. Hung thủ đã đến gặp nạn nhân muộn hơn ít nhất là một người trong số hai người khách còn lại

2. Trong số ba người đó có một người là thám tử tư. Vị thám tử này đến sớm hơn ít nhất một trong số hai vị khách còn lại.

3. Người thám tử tư đến gặp nạn nhân lúc nửa đêm.

4. Không ai trong hai người Tuấn Anh hay Bình đến gặp nạn nhân sau nửa đêm.

5. Trong hai người Bình và Cương ai đến sớm hơn thì không phải là thám tử tư.

6. Trong hai người Tuấn Anh và Cương ai đến muộn hơn không phải là hung thủ.

Ai là hung thủ?

Từ (2) và (3) thám tử đến lúc nửa đêm và ít nhất một trong ba người đã đến sau nửa đêm.

Từ (4) Cương đến sau nửa đêm nên anh này không phải là thám tử tư. Vậy thì từ (4) và (5), Bình cũng không phải là thám tử tư, tiếp đó dựa vào (2) ta suy ra Tuấn Anh chính là thám tử.

Từ (6) vì Cương đến muộn hơn nên anh ta không phải là hung thủ.

Từ (1) và (4): Tuấn Anh là thám tử tư như ở trên ta đã tìm ra, thám tử tư lại là người đến lúc nửa đêm. Tức là anh ta phải đến muộn hơn người còn lại là Bình. Do đó Tuấn Anh chính là hung thủ.

Kết luận cuối: Bình đã đến trước nửa đêm, Tuấn Anh là thám tử tư và cũng là sát nhân, đến lúc nửa đêm. Cương đến sau nửa đêm.

5/

Mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của các bạn để logictrochoi ngày một hoàn thiện.

» Càng nhiều bình luận càng nhiều bài viết mới.

» Nếu phát hiện có vấn đề gì về câu đố hoặc blog xin hãy góp ý.

» Khuyến khích viết Tiếng Việt có dấu!

» Tạo chữ <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

  1. + Từ 1 Hung thủ đã đến gặp nạn nhân muộn hơn ít nhất là một người trong số hai người khách còn lại
    => có 2 trường hợp người 1, HT, người 2 (*)
    hoặc người 1, người 2, HT (**)
    + Từ 6: Trong hai người Tuấn Anh và Cương ai đến muộn hơn không phải là hung thủ.

    => loại (*) vậy thứ tự tới của các vị khách là người 1, HT, người 2 (@)


    + Từ 2: Trong số ba người đó có một người là thám tử tư. Vị thám tử này đến sớm hơn ít nhất một trong số hai vị khách còn lại.

    => có 2 trường hợp là: TT, người 1, người 2 (***) hoặc người 1, TT, người 2 (****)


    +Từ 5: Trong hai người Bình và Cương ai đến sớm hơn thì không phải là thám tử tư.
    => loại (***)
    vậy thứ tự tới của các vị khách là người 1, TT, người 2 (@@)

    kết hợp (@) và (@@) => thứ tự các vị khách là: người 1 - TT (HT) - người 2

    +Từ 4:Không ai trong hai người Tuấn Anh hay Bình đến gặp nạn nhân sau nửa đêm. => Cường buộc phải là người 2, đến gặp nạn nhân sau nửa đêm
    + Từ 5: vì Cường tới muộn nhất nên Bình tới sớm hơn Cường, Bình k phải thám từ => Bình là người 1

    => TA là HT đồng thời là thám tử ( so sánh với 6 thỏa mãn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tự thấy lời giải còn cái gì đó thiếu thiếu nhưng k biết là thiếu cái gì

      Xóa
    2. Tớ thấy suy luận rõ ràng và đáp án thì chuẩn. Có vấn đề gì đâu ta! :D

      Xóa
    3. k biết nữa, nhưng cảm giác nó cứ thế nào ấy

      Xóa
    4. Tớ thì thấy nó hơi dài vì cứ phải lựa trường hợp rồi loại thôi. Chứ cơ bản không có vấn đề gì!

      Xóa

Đăng nhận xét

Mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của các bạn để logictrochoi ngày một hoàn thiện.

» Càng nhiều bình luận càng nhiều bài viết mới.

» Nếu phát hiện có vấn đề gì về câu đố hoặc blog xin hãy góp ý.

» Khuyến khích viết Tiếng Việt có dấu!

» Tạo chữ <b>Đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Mới hơn Cũ hơn